Website đang dần trở thành một công cụ tiếp thị quảng cáo được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên, sự thiếu chuyên nghiệp khi thiết kế website sẽ cho kết quả ngược lại với những gì chúng ta mong muốn.
Những điểm cần lưu ý
Không nên ép người sử dụng ngay lập tức click vào thông điệp bạn muốn chuyển tải bằng các popup chắn màn hình khi họ vừa ghé thăm website của bạn. Việc ép buộc sẽ khiến cho họ cảm thấy phiền phức và thoát ra khỏi trang web của bạn khi chưa xem bất cứ thông tin gì cả.
Tránh để dòng địa chỉ URL dài dòng vì nếu có quá 30 ký tự sẽ khiến việc copy, past hoặc gửi email rườm rà, mất thẩm mỹ khiến người dùng cảm giác không thân thiện.
Hãy tạo cho trang web của bạn một công cụ tìm kiếm, lọc, sắp xếp đủ mạnh và chính xác khi có nhiều thông tin ở các mức độ khác nhau. Điều này giúp người dùng dễ dàng thao tác khi vào website của bạn.
Để góp phần tăng số lượng người ghé thăm vào trang web, nên để bookmark của bạn xuất hiện tại những trang cộng đồng nổi tiếng nhằm gây chú ý đối với mọi người. Bên cạnh đó, nếu website có chức năng bình luận hay đánh giá, không nên hạn chế tính tự do của những dòng nhận xét, có vậy mới mở rộng sự liên kết giữa doanh nghiệp với cộng đồng mạnh hơn, khách quan hơn.
Không nên bắt buộc khách hàng đăng ký lại khi tên đăng nhập và mật khẩu của họ chỉ vì password quá dễ nhớ, phổ biến như “123456” hay “abcdef” bởi họ chủ yếu đăng ký để mua hàng cho thuận tiện nên đừng làm khó “thượng đế” của mình.
Sẽ dễ dàng hơn cho doanh nghiệp trong việc liên lạc với khách hàng nếu yêu cầu thông tin liên hệ ở mức độ đơn giản nhất có thể. Chỉ cần bắt buộc điền “tên”, “email”, “điện thoại” trong phần liên hệ là đủ. Việc bắt điền quá nhiều thông tin khiến người liên hệ có ấn tượng ban đầu là website quá rắc rối.
Các bước cần chuẩn bị khi thiết kế website
1. Thu thập thông tin: Bạn cần phải xác định mục đích của trang web này là gì, nó dùng để quảng cáo sản phẩm, liên lạc với khách hàng hay cả hai mục đích trên. Bạn cũng cần đặt ra mục tiêu doanh nghiệp hướng đến, xác định rõ nhóm đối tượng mà có thể ghé thăm trang web của bạn để có thể đưa ra những thông tin, những hình ảnh phù hợp thu hút nhóm khách hàng đó. Và đặc biệt, nội dung bạn dự định đưa lên: đó là giới thiệu sản phẩm, cung cấp thông tin hay dịch vụ đặt hàng trực tuyến…
2. Lập kế hoạch: Từ những thông tin có được sau khi thực hiện thu thập thông tin, một sơ đồ trang web sẽ vô cùng cần thiết, nêu bật được những lĩnh vực chủ yếu mà doanh nghiệp hướng đến, bên cạnh đó là những chủ đề phụ, tính năng của website. Hơn nữa, một bản kế hoạch hoàn chỉnh sẽ bao gồm những yếu tố hình thức bạn sẽ áp dụng, bao gồm cả công nghệ, hình thức tương tác, thương mại điện tử…
3. Thiết kế trang web: Sau cả hai quá trình chuẩn bị trên, nhiệm vụ hiện tại bây giờ là phác thảo ý tưởng demo giao diện phù hợp cho việc thiết kế website doanh nghiệp của bạn. Đối tượng trang web hướng đến được xem là yếu tố vô cùng quan trọng. Việc nắm bắt rõ ràng tâm lý của đối tượng ghé thăm sẽ mang lại hiệu quả hơn hẳn khi thiết kế logo hoặc việc sử dụng các màu sắc phù hợp với lứa tuổi. Trong giai đoạn này, việc liên lạc giữa doanh nghiệp và nhà thiết kế là vô cùng quan trọng, điều này có thể tạo cơ hội cho bạn thảo luận quan điểm của mình về mặt bằng chung của trang web để tìm ra một phương hướng chính xác nhất. Có giao diện hợp lý, việc lập trình các tính năng cho website sẽ cực kỳ đơn giản đối với coder.
4. Test trải nghiệm người dùng: Sau khi hoàn thiện website, hãy dành thời gian để chạy thử website đứng ở góc độ người dùng. Khâu này đặc biệt quan trọng nhưng phần lớn chúng ta bỏ qua, bởi website càng khó sử dụng càng khiến người dùng dễ bỏ qua và tìm đến website khác.
Chúc các bạn thành công